Giải pháp nào phù hợp cho gia cố taluy, mái dốc các tuyến cao tốc Bắc - Nam?
Đặc điểm địa hình đồi núi nhiều nên việc xây dựng các tuyến cao tốc không tránh khỏi có các vị trí đào sâu vào lòng đất, đá làm tiềm ẩn hoặc đã xảy ra nguy cơ sạt trượt, đá lở, đá rơi...
Để phòng, chống những rủi ro này, cần áp dụng công nghệ thi công mới, vật liệu mới phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao về an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường.
Hy vọng sự cố không xảy ra
Sạt trượt, đá lở, đá rơi... trên các tuyến giao thông thường gây mất an toàn người tham gia giao thông; phá hủy tài sản, phương tiện; gây ảnh hưởng đến môi trường, mỹ quan; cản trở lưu thông; kết cấu hạ tầng giao thông xuống cấp và tiêu tốn rất nhiều nguồn lực của quốc gia để khắc phục.
Hầu hết các vị trí xảy ra sự cố sạt, lở đều do không được áp dụng các biện pháp gia cố chống, đỡ kiên cố vĩnh cửu, mặc dù đều có thiết kế chỉ ra rằng nó đạt được hệ số an toàn yêu cầu, thậm trí có những vị trí sạt đi sạt lại vài lần nhưng lần nào cũng có thiết kế đạt hệ số an toàn.
Đã có những quy định cụ thể về việc áp dụng các biện pháp công trình và phi công trình trong phòng, chống sạt, lở từ khâu thiết kế, như quy định tại Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4054:2005 về Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế...
Tuy nhiên, vì lý do tiết kiệm, chúng ta thường lựa chọn các giải pháp truyền thống như ngả thêm độ dốc mái đào để đạt được hệ số an toàn yêu cầu. Tuy nhiên, giải pháp này tiềm ẩn rủi ro rất lớn do diện tích đào mở rộng, độ phơi nhiễm tăng, ảnh hưởng tới môi trường, tàn phá tự nhiên, chiếm dụng quá nhiều diện tích, tăng thời gian thi công, tăng chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng dân sinh, dân kế...
Hoặc, chúng ta cũng thường lựa chọn các biện pháp có chi phí thấp nhưng kém hiệu quả sử dụng và “hi vọng” sự cố không xảy ra.
Giải pháp thi công ở nhiều quốc gia là hướng chủ động phòng chứ không ưu tiên thụ động chống các sự cố sạt lở. Đầu tư một lần cho các công trình chống đỡ vĩnh cửu phù hợp, thay vì làm đi làm lại nhiều lần các biện pháp chi phí thấp không hiệu quả dẫn đến lãng phí.
Áp dụng các công nghệ thi công mới
Các tuyến giao thông hiện đại ngày nay đã áp dụng các công nghệ thi công mới và vật liệu mới nhằm đạt hiệu quả cao về độ an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường, mang tính thẩm mỹ cao, thời gian thi công rút ngắn, như: Neo đất, đinh đất, đinh đá kết hợp hệ khung bê tông hoặc tường chắn bê tông cốt thép, tường chắn đất MSE dạng bọc cuộn gia cố chống xói và phủ xanh mái dốc bằng biện pháp phun hỗn hợp đá hạt, cỏ tạo thành thảm thực vật che phủ, khoan rút nước ngầm sâu... trong các công trình phòng chống sạt lở.
Đã có nhiều tuyến giao thông, đặc biệt là cao tốc áp dụng các biện pháp gia cố với công nghệ mới và vật liệu mới mang lại hiệu quả to lớn và thiết thực trong quá trình vận hành khai thác, điển hình như: Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Hạ Long - Vân Đồn... Sau nhiều năm khai thác, các tuyến giao thông này chưa có bất cứ điểm nào được gia cố phòng chống sạt trượt, đá lở đá rơi lại xảy ra sự cố gây mất an toàn.
Tuy nhiên, không có bất kỳ một giải pháp cụ thể cố định nào được coi là phù hợp cho toàn bộ 1 đoạn tuyến giao thông, bởi bản chất điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn... thay đổi liên tục. Do đó, giải pháp cần linh hoạt theo điều kiện thực tế tại chỗ nhằm đạt được mục tiêu bền vững, chi phí hợp lý, mỹ quan và thân thiện môi trường.
Để đạt được mục tiêu này, cần sự phối hợp chặt trẽ của các bên liên quan đặc biệt là các nhà khoa học là những chuyên gia địa kỹ thuật, công trình và cần đặt sự phù hợp về kỹ thuật lên trên sự phù hợp về chi phí.
Với những công nghệ tiên tiến hiện nay, việc khoan tạo lỗ sâu 10 - 30 m, đường kính 103-255 mm để đưa cáp neo dự ứng lực (neo đất) vào được tiến hành bằng việc sử dụng máy khoan thủy lực chuyên dụng, hay còn gọi là máy khoan neo, giúp cho tiến độ công trình được tăng nhanh đáng kể, an toàn trong thi công, tăng tính chuyên nghiệp, cơ giới hóa, tự động hóa
Trong đó thì KOKEN, một hãng máy khoan neo lâu đời cũng đên từ đất nước "mặt trời mọc" Nhật Bản được tin dùng tại thị trường Việt Nam, được các chuyên gia kinh nghiệm lâu năm về chống sụt lún, sạt lở của Nhật Bản đánh giá là mẫu máy khoan hàng đầu về chất lượng, sức mạnh và độ ổn định. Hiện nay, KOKEN - Nhật Bản được phân phối duy nhất và chính thức qua Công ty CP Thiết Bị & Dịch Vụ Đồng Lợi - một công ty cũng có tuổi đời gần 20 năm trong ngành khoan tại Việt Nam.
RPD-180C RPD-40C
(Nguồn: tapchixaydung.vn)
Nhận xét
Đăng nhận xét