TẬP ĐOÀN ĐÈO CẢ ĐƯỢC MỜI LÀM CAO TỐC HÒA BÌNH – MỘC CHÂU.

Hai tỉnh Hòa Bình và Sơn La thống nhất mời Tập đoàn Đèo Cả tham gia nghiên cứu hỗ trợ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu.

Chiều nay (13/10), trao đổi với Báo Giao thông, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cho biết, tại cuộc họp hôm qua (12/10), Thường trực Tỉnh ủy hai tỉnh Hòa Bình và Sơn La đã thống nhất giao Tập đoàn Đèo Cả nghiên cứu giải pháp để hỗ trợ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (Sơn La) theo hình thức đối tác công tư (PPP).


Phối cảnh tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu

“Chúng tôi đã nhận lời lãnh đạo hai tỉnh Hòa Bình và Sơn La tham gia nghiên cứu hỗ trợ dự án. Trước mắt, Tập đoàn Đèo Cả sẽ tiến hành nghiên cứu để tối ưu hướng tuyến, phương án huy động vốn,… sau đó sẽ đưa ra các đề xuất cụ thể để hỗ trợ hai địa phương triển khai dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu theo hình thức PPP”, ông Hoàng chia sẻ.

Trước đó, ngày 12/10, Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Sơn La để bàn và thống nhất một số nội dung liên quan đến dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (Sơn La).

Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Ngô Văn Tuấn và Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Nguyễn Hữu Đông cùng nêu rõ quan điểm, dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (Sơn La) được khởi công hoàn thành sẽ giải quyết nhu cầu vận tải, kết nối trung tâm kinh tế, chính trị các tỉnh Tây Bắc, giảm tải cho QL6 hiện nay; thúc đẩy phát triển KT-XH các địa phương.

Đồng thời, hai tỉnh sẽ chỉ đạo và triển khai các thủ tục tiếp theo nhằm đảm bảo dự án được khởi công đúng tiến độ, góp phần vào sự phát triển chung trong thời gian tới. Hai tỉnh Hòa Bình, Sơn La cũng thống nhất giao Tập đoàn Đèo Cả tham gia hỗ trợ nghiên cứu các giải pháp để triển khai dự án.

Cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu dài khoảng 85km, đi qua địa phận tỉnh Hòa Bình khoảng 49km, đoạn qua tỉnh Sơn La khoảng 36km. Dự án được phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 xây dựng quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m, mặt đường rộng 14m, vận tốc thiết kế 80km/h.

Theo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 5/2019, dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu thực hiện theo hình thức PPP, loại hợp đồng hỗn hợp BOT, BT với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 22.294 tỷ đồng, gồm: 17.294 tỷ đồng vốn nhà đầu tư huy động và 5.000 tỷ đồng vốn Nhà nước tham gia là quỹ đất của địa phương để thanh toán cho nhà đầu tư. Thời gian hoàn vốn dự án khoảng 26 năm.

Tập đoàn Đèo Cả đang là nhà đầu tư lớn nhất cả nước trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông. Hiện nay, Tập đoàn Đèo Cả đang là nhà đầu tư của hàng loạt dự án giao thông trọng điểm với tổng mức đầu tư khoảng 5 tỷ USD, gồm: Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả (hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông, hầm Hải Vân), cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo,…

Các sản phẩm tham gia thi công xây dựng của tập đoàn Đèo cả 100% là sản phẩm đạt tiêu chuẩn G7 và được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, Đức như là Máy đào, máy lu, máy trải thảm...

Máy khoan đá Furukawa (Nhật Bản), máy khoan hầm (Jumbo) Furukawa, máy phun vẩy bê tông Normet (Phần Lan)....

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

QUY TRÌNH PHÁ ĐÁ BẰNG CÔNG NGHỆ NỔ KHÍ CO2 (CARBON DIOXIT)

Dàn nghiền cát nhân tạo Aimix - Giải pháp "xanh" cho ngành xây dựng

MỆNH DANH EPIROC CỦA CHÂU Á - MÁY KHOAN ĐẬP ĐÁY, MÁY KHOAN XOAY CẦU REL ẤN ĐỘ