Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2020

KHOAN NEO CHỐNG SẠT LỞ KẾT HỢP "PHỦ XANH" TẠO CẢNH QUAN ĐẸP CHO CÔNG TRÌNH

Hình ảnh
  Dưới đây là hình ảnh thi công những mái dốc, bờ ta luy được gia cố khoan neo, chống sạt lở, phòng tránh những thiệt hại không đáng có, kết hợp với việc "phủ xanh" tự nhiên làm đẹp mỹ quan công trình Hình ảnh thi công bê tông phun kiên cố hóa mái taluy tại Km9. Dự án đường Hồ Chí Minh, đoạn La Sơn - Túy Loan. Các dự án khoan neo cố định bờ dốc kết hợp "phủ xanh" được đảm bảo chất lượng, mỹ quan cho các công trình đồng thời hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai, địa chất tác động đến kết cấu công trình. Tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh đi qua địa hình phức tạp, nhiều núi đá, việc gia cố mái taluy gặp rất nhiều khó khăn. Công trình đã thực hiện những giải pháp hiệu quả để xử lý như khoan tạo lỗ cắm neo nhập khẩu, đường kính lỗ khoan lên đến 160m, chiều dài khoan từ 15 - 40m kết hợp với khung dầm bê tông cốt thép và bê tông phun phủ dày 7 - 10 cm, đảm bảo độ bền vững cho taluy. Hình ảnh sau khi thi công hoàn thiện công tác xử lý ổn định mái tal

LÀM SAO ĐỂ PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ, BỚT NHỮNG TAI NẠN THƯƠNG TÂM?

Hình ảnh
  Chống sụt trượt bờ dốc bằng công nghệ neo đất vĩnh cửu Việc ứng dụng công nghệ và vật liệu mới, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng các công trình xây dựng nói chung, hạ tầng giao thông nói riêng là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của ngành xây dựng cũng như giao thông. Đầu năm 2019, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Tập đoàn SE (Nhật Bản) thí điểm ứng dụng neo đất vĩnh cửu công nghệ SEEE tại đường dẫn đầu cầu Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) trong khuôn khổ một dự án “Thi công neo đất, phòng chống sụt trượt đất đá tại mái dốc thuộc các công trình đường bộ”. Kết quả dự án phần nào nhằm nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, xử lý sụt trượt, ổn định bờ dốc trên các công trình đường bộ. Giải pháp phòng chống sụt trượt phổ biến hiện nay ở Việt Nam         Ở Việt Nam, hiện tượng sụt trượt đất đá từ các bờ dốc không chỉ xuất hiện phổ biến trên các tuyến đường giao thông vùng núi, mà còn ở các công trìn

KHOAN NEO ỔN ĐỊNH NỀN ĐẤT YẾU, PHÒNG CHỐNG SẠT LƠ

Hình ảnh
  PHƯƠNG PHÁP KHOAN NEO VÀ MÁY KHOAN NEO Khoan neo là phương pháp thi công lâu đời, được phát minh tại Châu Âu và thi công lần đầu tiên vào những năm 30 của thế kỷ 20. Sau đó được sử dụng rộng rãi từ những năm 70 nhờ những ưu điểm vượt trội so với phương pháp truyền thống như: Áp dụng đa dạng công trình, giá thành thấp, tiến độ thi công cao *Ứng dụng của phương pháp neo:             Tại Hà Nội và Sài Gòn, khoan neo được sử dụng chủ yếu để gia cố ổn định tường vây trong thi công nền móng công trình dân dụng: nhà, chung cư, văn phòng…; gia cố ổn đỉnh ta-luy, bờ dốc trong thi công xây dựng công trình đường bộ, cầu, hầm… Ngoài ra , khoan neo còn có những ứng dụng rộng rãi như: - Neo tường chắn đất khi thi công hố đào sâu, đào móng - Ổn định mái dốc - Ổn định hoặc tăng cường khả năng chịu tải của các kết cáu chống giữ như gạch đá, tường chắn đất. - Chống lại áp lực đẩy nổi của đất, nước ngầm lên kết cấu. - Ổn định kết cấu chống lại động đất. - Gia cố, ổn định biên hầm.