KHOAN NEO ỔN ĐỊNH NỀN ĐẤT YẾU, PHÒNG CHỐNG SẠT LƠ
PHƯƠNG PHÁP KHOAN NEO VÀ MÁY KHOAN NEO
Khoan neo là phương pháp thi công lâu đời, được phát minh tại Châu Âu và thi công lần đầu tiên vào những năm 30 của thế kỷ 20. Sau đó được sử dụng rộng rãi từ những năm 70 nhờ những ưu điểm vượt trội so với phương pháp truyền thống như: Áp dụng đa dạng công trình, giá thành thấp, tiến độ thi công cao
*Ứng dụng của phương pháp neo:
Tại
Hà Nội và Sài Gòn, khoan neo được sử dụng chủ yếu để gia cố ổn định tường vây
trong thi công nền móng công trình dân dụng: nhà, chung cư, văn phòng…; gia cố ổn
đỉnh ta-luy, bờ dốc trong thi công xây dựng công trình đường bộ, cầu, hầm…
Ngoài ra,
khoan neo còn có những ứng dụng rộng rãi như:
-
Neo tường chắn đất khi thi công hố đào sâu, đào móng
- Ổn
định mái dốc
- Ổn định hoặc tăng
cường khả năng chịu tải của các kết cáu chống giữ như gạch đá, tường chắn đất.
- Chống
lại áp lực đẩy nổi của đất, nước ngầm lên kết cấu.
- Ổn
định kết cấu chống lại động đất.
-
Gia cố, ổn định biên hầm.
- Ổn
định kết cấu dạng tháp như tháp truyền hình, tháp điện…
- Ổn
định móng trụ cầu, dây văng.
(Ảnh minh họa: Nguồn neoviet.vn)
*Cấu tạo của neo:
Gồm
3 bộ phận chính: Đầu neo, lõi neo và bầu neo
*Quy trình thi công khoan neo:
Quy trình thi công khoan neo bao gồm 5 bước chính:
1.
Khoan: Khoan tạo lỗ ĐK 101 – 225 mm từ theo một gốc nhất
định
2.
Bơm vữa: Đưa ống vào trong lỗ khoan và bơm vữa gia áp
3. Lắp neo: Lắp neo sẵn có vào trong lỗ neo
4.
Căng kéo neo: Gắn đỡ neo + đai ốc -> Căng kéo cố định
neo
5.
Xử lý đầu neo: Gắn nắp chụp đầu neo để hoàn thiện và chống
ăn mòn
Trong các quy trình thi công neo, khoan tạo lỗ là công đoạn rất quan trọng để đảm bảo neo chịu lực chính xác, ngăn các lớp trượt, ổn định kết cầu. Hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới, công đoạn này được áp dụng công nghệ cao bằng phương pháp sử dụng máy khoan neo thủy lực: tiết kiệm chi phí về lâu dài, an toàn, linh hoạt, rút ngắn thời gian thi công.
Nhận xét
Đăng nhận xét