Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2023

Đồng Lợi và Furukawa Nhật Bản cung cấp thiết bị và dịch vụ kỹ thuật thi công hầm cho các doanh nghiệp Việt Nam

Hình ảnh
Người Việt làm chủ công nghệ xây dựng hầm đường bộ! 10 năm từ khi xây dựng hầm Đèo Cả, cán bộ kỹ thuật người Việt đã tiếp cận trình độ quốc tế, làm chủ công nghệ để thi công hàng loạt hầm đường bộ. Những năm 2000, kỹ sư, công nhân người Việt Nam thường thi công hầm cho các nhà máy thủy điện với đường kính 5-6 m, công nghệ nổ mìn, đổ bê tông vỏ, chưa thể làm hầm đường bộ lớn qua núi với đường kính trên 10 m. Theo công nghệ thi công hầm truyền thống, sau khi nổ mìn vẫn có một khoảng trống giữa hệ thống chống đỡ hầm và khối đá. Khối đá có xu hướng biến dạng vào phía trong đường hầm nhằm lấp đầy khoảng trống, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Khi hầm đường bộ Hải Vân dài 6,2 km (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng) được khởi công năm 2000, nhân lực thi công chính là người Nhật, các kỹ sư Việt tham gia với vai trò phụ. Tuy nhiên, công trình đã mang đến cơ hội học hỏi rất lớn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật người Việt. Lần đầu tiên các kỹ sư từ Tổng công ty Sông Đà, Cienco 6 được tiếp cận công nghệ đào hầm NA